Phương thức tiến hành Bản đồ tư duy

Giản đồ ý gợi nhớ về vai trò của hệ thống I/OBUS trong máy tính

Cá nhân

  • Viết hay vẽ đề tài của đối tượng xuống giữa trang giấy và vẽ một vòng bao bọc nó. Việc sử dụng màu sẽ nâng cao chất lượng và vận tốc ghi nhớ. Nếu viết chữ thì hãy cô đọng nó thành một từ khóa chính (danh từ kép chẳng hạn).
  • Đối với mỗi ý quan trọng, vẽ một đường (hay một đường có mũi tên ở đầu tùy theo quan hệ từ đối tượng trung tâm đối với ý phụ bên ngoài) đường phân nhánh xuất phát từ hình trung tâm (xem hình ví dụ) và nối với một ý phụ.
  • Từ mỗi ý quan trọng, lại vẽ các phân nhánh mới các ý phụ bổ sung cho ý đó.
  • Từ các ý phụ này lại, mở ra các phân nhánh chi tiết cho mỗi ý.
  • Tiếp tục vẽ hình phân nhánh các ý cho đến khi đạt được giản đồ chi tiết nhất (hình rễ cây mà gốc chính là đề tài đang làm việc).

Lưu ý: Khi tiến hành một giản đồ ý nên:

  • Sử dụng hình ảnh minh hoạ nếu có thể thay cho chữ viết cho mỗi ý.
  • Mỗi ý, nếu không thể dùng hình phải rút xuống tối đa thành một từ khóa ngắn gọn.
  • Tư tưởng nên được để tự do tối đa. Bạn có thể nảy sinh ý tưởng nhanh hơn là khi viết ra.

Nhóm nghiên cứu

Một nhóm có thể làm việc chung và lập nên 1 giản đồ ý bởi các bước sau:

  • Mỗi cá nhân vẽ các giản đồ ý về những gì đã biết được về đối tượng.
  • Kết hợp với các cá nhân để thành lập một giản đồ ý chung về các yếu tố đã biết.
  • Quyết định xem nên nghiên cứu và học tập những gì dựa vào cái giản đồ này của nhóm.
  • Mỗi người tự nghiên cứu thêm về đề tài, tùy theo yêu cầu mà tất cả chú tâm vào cùng 1 lãnh vực để đào sâu thêm hay chia ra mỗi người 1 lãnh vực để đẩy nhanh hơn quá trình làm việc. Mỗi người tự hoàn tất trở lại giản đồ ý của mình.
  • Kết hợp lần nữa để tạo thành giản đồ ý của cả nhóm.

Diễn thuyết

Dùng giản đồ ý bao gồm toàn bộ các ghi chép sẽ có nhiều tiện lợi so với các kiểu ghi chép khác là vì:

  • Súc tích: chỉ cần 1 trang giấy duy nhất
  • Không phải "đọc lại"—Mỗi ý kiến đã dược thu gọn trong một từ khóa hay hình, bạn sẽ không phải đọc theo những gì đã soạn thành bài văn soạn sẵn.
  • Linh Hoạt: Nếu như có người đặt câu hỏi bạn có thể tìm ngay ra vị trí liên hệ của câu hỏi với giản đồ ý. Như vậy, người diễn thuyết sẽ không bị lạc khi tìm cho ra chỗ mà câu trả lời cần đến.

Việc dùng ký hiệu hay biểu tượng và màu sắc qua hình vẽ

  • Các ký hiệu hay biểu tượng qua hình vẽ sẽ giản đồ sống động hơn.
  • Dùng các loại hình mũi tên khác nhau để chỉ ra chiều hướng và kiểu liên hệ giữa các ý.
  • Các ký tự đặc biệt như! ? {} & * | © ® " $ ' @ sẽ tăng "chất lượng cô đọng của ý và làm rõ nghĩa cho giản đồ.
  • Dùng nhiều hình vẽ kiểu "logo" để hình tượng hóa các ý và giúp biểu thị các kiểu lời giải.
  • Biểu thị các đặc tính kĩ thuật bằng các hình biểu tượng (Thí dụ khi muốn dùng phương pháp hóa học thì ta vẽ một cái ống nghiệm, phương pháp cơ khí thì dùng hình búa kềm, sinh học thì vẽ cây,...)
  • Sử dụng nhiều màu sắc sẽ giúp nhớ dễ hơn.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Bản đồ tư duy http://www.drdobbs.com/tools/mind-maps-the-poor-ma... http://www.mind-map.com/ http://www.peterrussell.com/MindMaps/mindmap.php http://www.peterussell.com/Mindmaps/MMSoft.html http://www.peterussell.com/pete.html http://www.smartdraw.com/specials/mindmapping.asp?... http://www.tonybuzan.com/about/mind-mapping/ http://www.visual-mind.com/wv.htm?0015 http://vietsciences.free.fr/design/cht_renluyen_sa... https://commons.wikimedia.org/wiki/Category:Mind_m...